PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỒNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỒNG

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4/ 2020

CHỦ ĐỀ:

“CHÀO MỪNG 45 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4/1975 – 30/4/2020”

 

Cuốn 1: “30/4/1975 BẢN TÌNH CA THẾ KỶ XX”

 

Biên soạn: Lê Duy Hòa

Nhà xuất bản: Lao động

Năm xuất bản: 2006

Khổ sách: 19x27cm , 504 trang

Số ĐKCB: STKC-00424

 

 

 

Thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

45 năm đã đi qua, 45 năm đất nước chúng ta thống nhất và phát triển để được như ngày hôm nay. Không thể nào quên đi những công ơn vĩ đại của thế hệ cha ông đi trước, họ đã phải hi sinh tất cả, máu và nước mắt của biết bao nhiêu đồng bào ta đã rơi xuống để có được giây phút non sông thống nhất. Và cũng chính vì mục đích đó,trong không khí hào hùng của toàn dân tộc hướng tới lễ kỉ niệm 45 năm giải ngày phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020). Thư viện trân trọng gửi tới thầy cô giáo và các em chương trình giới thiệu sách tháng 4 với cuốn sách mang tựa đề “30/4/1975 bản hùng ca thế kỷ XX”. Sách do nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2006 với 504 trang và khổ sách là 19x27 cm.

Các em học sinh thân mến!

Sự kết thúc vẻ vang oanh liệt của công cuộc chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là trận toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đã mở cho nước ta sang một trang sử mới. Từ đây núi sông liền một dải, từ đây là hòa bình, độc lập và tự chủ.

Một lần nữa Sau trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, với chiến dịch Hồ Chí Minh, cái tên Việt Nam lại được bạn bè năm Châu nhắc tới bằng tất cả sự kính trọng và ngưỡng mộ vô bờ bến. Việt Nam ta đã trở thành ngọn đuốc rực cháy cho các dân tộc còn chìm trong bóng tối của sự đô hộ, xâm chiếm, ấp ủ trong tim khát vọng tự do, độc lập cùng phẩm chất thông minh dũng cảm chúng ta đã đi đến cái đích cuối cùng trong công cuộc thống nhất non sông. Những thế hệ mai sau mãi mãi ghi lòng tạc dạ trận toàn thắng mùa xuân 1975 bởi nó là một điểm sáng chói của lịch sử Việt Nam hiện đại.  Để có được trận đại thắng cuối cùng ấy, toàn thể dân tộc Việt Nam đã kinh qua bao gian nan, đau thương và phải chịu đựng biết bao nhiêu sự tàn khốc, máu của hàng triệu triệu người con ưu tú của dân tộc đã đổ xuống. Và rồi lịch sử bừng sáng trong khoảnh khắc 30-4-1975.

Cuốn sách “30/4/1975 bản tình ca thế kỷ XX” này như một sự tái hiện, ở nhiều góc độ, trận đại thắng mùa xuân năm 1975 oai hùng. Ngoài những thông tin liên quan đến cuộc chiến đã được giải mã từ hai phía Việt Nam và Mỹ, ngoài diễn biến tổng quát của chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng ta còn có được góc nhìn cận của những người trong cuộc, những vị tướng những người lĩnh xướng cho trận đánh có một không hai trong lịch sử nước nhà.

Nội dung của cuốn sách được diễn tả lại qua ba phần:

Phần 1: Những văn kiện, chỉ thị, nhật lệnh chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước;

Phần 2: Diễn biến và hồi ức;

Phần 3: Trích hồi ký của cựu tổng thống – R. Nicxơn và đại sứ Cộng hòa liên bang  Xô Viết tại Mỹ - A. Đôbrunhin.

Có trải qua những năm tháng của chiến tranh, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của trận toàn thắng 30/4/1975, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hòa bình và sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Tinh thần của đại thắng 30/4/1975 đang cổ vũ chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ  Tổ Quốc XHCN. Cô và các em  sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Tuy không được tận mắt chứng kiến cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, nhưng cô hy vọng qua những trang trang sách mà hôm nay cô đã giới thiệu tới các em, các em sẽ cảm nhận được sự âm vang hào hùng về một thời chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi vinh quang, luôn vang vọng trong mỗi chúng ta.

    

Cuốn 2: " HỒ CHÍ MINH KHÍ PHÁCH CỦA LỊCH SỬ”

 

 

Biên tập: Hồ Phương Lan, Phạm Hồng Quân.

Nhà xuất bản: Lao Động

Năm xuất bản: 2007

Khổ sách: 19 x 27 cm

Giá bìa: 225.000đ

 Số đăng kí cá biệt:  SHCM-00068

 

             "Hòa bình, độc lập, tự do là ba từ thiêng liêng mà dân tộc ta đã  phải đánh đổi bằng mấy ngàn năm lịch sử gian khổ và hào hùng. Hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã lập được nhiều kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, ghi vào pho sử vàng dân tộc nhiều chiến công hiển hách. Những chiến công đó mãi là niềm tự hào của con dân đất Việt. Vì thế, Tổ quốc Việt Nam thân yêu đã ghi dấu những ngày lễ trọng đại của dân tộc. Một trong những ngày lễ trọng đại đó là ngày 30/4, ngày ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Hòa chung không khí của cả nước chào mừng 45 năm ngày ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, thư viện trường tiểu học Tân Hồng trân trọng giới thiệu tới thầy cô và các em học sinh cuốn sách “Hồ Chí Minh khí phách của lịch sử” do nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 2007 với 548 trang và khổ là 19x27cm. Ngay trang bìa của cuốn sách thầy cô và các em sẽ bắt gặp một hình ảnh vô cùng thân quen và bình dị đó là hình ảnh Bác ngồi làm việc. Nổi trên nền màu vàng  là dòng chữ Hồ Chí Minh khí phách của lịch sử được phối bằng 3 màu đỏ, đen và xanh. Tên sách được lấy như vậy là bởi vì nhà xuất bản và những người biên soạn mong muốn góp phần gửi tới bạn đọc thông tin bao quát về Chủ tịch Hồ Chí minh (Một con người bất tử trong lòng người dân Việt Nam, sự nghiệp vẻ vang của người sẽ đời đời trường tồn, mãi mãi được phát huy rực rỡ trong lịch sử dân tộc, mãi mãi được ghi nhớ đầy ân nghĩa trong tâm trí các thế hệ người dân Việt Nam chúng ta, tư tưởng vĩ đại của người còn mãi soi đường chỉ lối cho chúng ta, Thời gian sẽ trôi qua, thời thế, cuộc sống xã hội rồi sẽ thay đổi lớn, song tên tuổi và sự nghiệp Hồ Chí Minh sẽ luôn là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam).

              Để các thế hệ hôm nay và mai sau sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại mà cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử của Đảng và dân tộc ta. Khí phách của tư tưởng Hồ Chí Minh là khí phách hào hùng của cả một dân tộc được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã có những cống hiến vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam và thế giới, góp phần quan trọng vào lịch sử phong trào cộng sản và công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.Cuốn sách là tuyển chọn trên phạm vi rộng về chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm rất nhiều các công trình nghiên cứu và các bài viết về Bác, các bài trả lời phỏng vấn, thư của Bác với cương vị là nhà tổ chức, nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước ta. Cả những công trình, những bài nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả về phương diện hoạt động chính trị. Nội dung cuốn sách được chia thành 4 phần lớn: Phần 1: Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh

                   Phần 2: Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh

                   Phần 3: Tư Tưởng Hồ Chí Minh với thời đại

                   Phần 4: Thư và trả lời phỏng vấn

Đây là cuốn sách có ý nghĩa chính trị tốt, rất bổ ích cho thế hệ trẻ và tất cả chúng ta, những người đang là chủ vận mệnh của đất nước Việt Nam hôm nay. Khí phách của tư tưởng Hồ Chí Minh là khí phách hào hùng của một dân tộc được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp của người đã có những cống hiến vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam và thế giới, góp phần quan trọng vào lịch sử phong trào Cộng sản và công nhân, phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới. Cuốn sách thực sự là một tài liệu có giá trị đối với mỗi chúng ta.

Các em yêu quí, được sống trong một đất nước hòa bình, một xã hội ngày càng tiến bộ, thầy cô  mong rằng các em ra sức học tập mong sao đền đáp công ơn của những người đã hi sinh, phải nỗ lực học tập chiếm lĩnh tri thức để kế thừa con đường xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh . Xin chúc cho các em luôn có một sức khỏe tốt để học tập đạt kết quả cao nhất.

 

 

Cuốn 3: “VÕ NGUYÊN GIÁP – HÀO KHÍ TRĂM NĂM”

 

 

Tác giả: Trần Thái Bình

Nơi xuất bản: Hà Nội

Nhà xuất bản: Trẻ

Năm xuất bản: 2017

Khổ sách: 15.5 x 23cm

Giá bìa: 160.000đ

 

 

            Võ Nguyên Giáp- Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, một thiên tài quân sự thế kỷ XX, một anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn đã được ghi nhận, tôn vinh ở trong nước và thế giới.

             Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một nhà chỉ huy quân sự, là đại tướng đầu tiên, tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, một con người luôn sống hết mình vì đất nước. Đại tướng đã về với đất mẹ Quảng Bình. Dù Đại tướng đã ra đi mãi mãi nhưng trong tim mỗi người dân Việt Nam thì Đại tướng vẫn còn sống mãi, sống mãi với thời gian.

Suốt đời theo Đảng, sống vì dân

Cao tầm, bản lĩnh, tâm trung nghĩa

Đại nhẫn, kiên cường, đức-chí-nhân

Anh cả toàn quân... mưu-trí-dũng

Trò ưu của Bác... chính-liêm-cần

Năm châu, bốn biển lưu tên tuổi

Đệ nhất lừng danh Đại tướng quân

            Nhân kỉ niệm 45 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2020, thư viện xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em cuốn sách “Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm”  của tác giả Trần Thái Bình do nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2017, gồm 474 trang, khổ sách 15,5 x 23 cm.

             Tác phẩm này đã giành được giải sách hay và đoạt giải sách đẹp tại lễ trao giải thưởng sách Việt Nam lần thứ 8 năm 2012 do Hội xuất bản Việt Nam tổ chức ngày 23 tháng 12 nhằm tôn vinh những tác phẩm hay và những tác giả tâm huyết. 

             Cầm cuốn sách lên chúng ta sẽ bắt gặp “một con ng­­ười” -  một nhân vật lỗi lạc mà đ­­ược thế giới mệnh danh “ Ng­­ười chuyển dịch dòng chảy lịch sử trong thế kỷ XX” "ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỉ XX và là một trong những thiên tài lớn nhất của mọi thời đại". Cuốn sách đã ghi lại cuộc đời sôi nổi, hào hùng của đồng chí đại tướng. Và điều đặc biệt hơn là đọc cuộc đời của đại tướng mà như chúng ta đang đọc những trang sử của dân tộc. Cuộc đời riêng với những nỗi đau mất mát người thân, sự chia lìa xa cách, hay với những chiến công hiển hách, những trận thắng vẻ vang hùng tráng... Cuộc đời của ông phải chăng cũng chính là hình ảnh của đất nước một thời trong chiến tranh. Có thể khẳng định  rằng, với đại tướng, đâu còn là khái niệm cuộc đời riêng hay chung, bởi với ông, sinh mệnh của đất nước, nhân dân cũng là sinh mệnh của chính mình. Quan niệm sống đó, triết lý sống đó đã theo ông suốt cả cuộc đời.

          Kính thưa quý thầy cô giáo và các em học sinh thân mến !

          Cuốn sách Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm được tác giả chia thành 8 mục lớn, gồm:

          Tuổi hoa niên - Tiếng dân khơi hồn trẻ.

          Tổng chỉ huy - Khởi nghĩa, Tiến quân ca

           Ứng vạn biến -  “Ngàn cân treo sợi tóc”

           Đòn cân não - Thắng tướng, được phong tướng

           Điện Biên thắng - Tâm, tài, uy, trí, dũng

           Cùng miền Nam  - “Thần tốc” đến hòa bình.

           Văn - Võ toàn tài - Kiên trung báo quốc.

           Một con người  - Đời riêng trong đời chung.

          Trong tám mục lớn này, tác giả đã chia thành 100 đề mục nhỏ ứng với số tuổi trường thọ của Đại tướng lúc bấy giờ và những hình ảnh tư liệu quý giá khắc họa hành trình cuộc đời của Đại tướng từ thời ấu thơ cho đến khi trở thành một trong những vị tướng quân lừng lẫy nhất trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.

         Cuốn sách của tác giả Trần Thái Bình có thể xem là một bộ phim tư liệu về vị Đại tướng tài ba của chúng ta, giúp chúng ta hiểu hơn về con người không phải tự nhiên mà ông có chỗ đứng sừng sững và tỏa sáng đến thế. Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá xã Lộc Thủy huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, để có ngày hôm nay vị đại tướng thân yêu của chúng ta cũng đã trãi qua một quãng đời tuổi thơ đầy những cay đắng vất vả trên mảnh đất quê hương. Điều làm chúng ta kính nể và cần phải học tập là ông không cam chịu cảnh sống áp bức, bần hàn mà bằng ý chí quyết tâm, ông đã cố gắng học tập, tinh lũy kinh nghiệm để trở thành một tri thức yêu nước, tự giác dấn thân vào những hoạt động cách mạng từ năm 15 tuổi. Cho đến  khi trở thành người học trò tin cậy của lãnh tụ Hồ Chí Minh, trở thành  Đại tướng tổng tư lệnh chỉ huy một quân đội thời kì sơ khai. Trong hơn 30 năm liên tục đã đánh thắng  hai đế quốc to lớn( Kháng chiến chống TD Pháp từ năm 1945 đến năm 1954, kết thúc bằng chiến dịch Điện biên phủ chấn động địa cầu; kháng chiến chống  Mỹ từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 4/1975 kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử)  hoàn thành sự nghiệp giành độc lập và thống nhất đất nước, mở ra một thời kỳ mới của dân tộc. Đồng thời ông đã khắc tên mình vào trang sử vàng của dân tộc được nhân dân yêu mến, được thế giới tôn sùng như một vị thánh sống. Đặc biệt, đại tướng luôn nghĩ rằng "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đã tạo nên tư tưởng lớn ảnh hưởng cho thời đại.

           Với những trang sách này, tác giả đã ghi lại rất chân thực, những hình ảnh đầy xúc động về cuộc sống bình dị, phong  cách ung dung tự tại và cả chất giọng miền quê mộc mạc, không thay đổi dù đã xa quê mấy thập niên.

            Cuốn sách của Trần Thái Bình ở dạng biên niên sử với những sự kiện lịch sử quen thuộc nhưng nó đã tổng hợp  xâu chuỗi những thông tin lý thú về cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp. Người đọc luôn ngỡ ngàng trước những điều tưởng như đã biết,đã hiểu: Tại sao ông lại làm được quá nhiều điều như thế trong sự hữu hạn của đời người ?

            Kéo pháo vào rồi kéo pháo ra, lúc thì đánh chắc, tiến chắc, lúc lại thần tốc, thần tốc hơn nữa, rồi xây dựng nền kinh tế tri thức làm then chốt bên cạnh chú trọng kinh tế biển đảo vv…

            Người đọc có thể thấy được tính hợp lý và linh hoạt của một cách đánh, một cách nghĩ, một cách làm, vừa táo bạo phi thường, nhưng cũng rất gần gũi tình người, một cách sống mang tinh thần Võ Nguyên Giáp. Trên hành trình gian lao và không ngừng nghĩ đó, đã bừng lên một hào khí của một thời đại sôi động của đất nước, mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp là mẫu hình rất rõ nét ở trong cuốn sách này.

         Bước sang thế kỉ XXI, dù tuổi đã cao, không còn giữ chức trách nào, đại tướng vẫn luôn là người chiến sĩ lão thành, kiên cường, phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Nay Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi nhưng người sẽ luôn sống mãi trong trái tim của mỗi người con dân đất Việt chúng ta.

           Những trang sách cuối cùng đã khép lại nh­­ưng  ng­­ười đọc vẫn nghĩ về hình ảnh, tầm vóc, phong thái, tính cách của vị đại t­­ướng lỗi lạc tài ba của dân tộc. Để cảm nhận đư­ợc tất cả nội dung của cuốn sách này xin kính mời thầy cô và các em học sinh cùng tìm đọc tại thư viện với số đăng kí cá biệt là STKC-01082-01083.

 

Cuốn 4: “SỐNG MÃI TÌNH CÔN ĐẢO”

 

 

Biên tập: Lê Văn Quảng, Trần Đông, Nguyễn Trọng Triều…

Nhà xuất bản: Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hải Dương

Năm xuất bản: 1994

Khổ sách: 13x19 cm

Số đăng kí cá biệt:  STKC-00422

 

            Đã 45 năm trôi qua, gần 1/2 thế kỷ là khoảng thời gian cần thiết để chúng ta càng nhận ra ý nghĩa vĩ đại của chiến thắng 30/4/1975.

            Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt 42 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”…

           Nhân dịp kỉ niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam 30/4/1975 – 30/4/2017 và kỉ niệm 63 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 07/4/1954 – 07/4/2020 thư viện trân trọng giới thiệu tới thầy cô và các em cuốn hồi kí: “Sống mãi tình Côn Đảo” do Lê Truyền chịu trách nhiệm xuất bản, của Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hải Dương xuất bản năm 1994.

           Sống mãi tình Côn Đảo là tập hồi kí lịch sử của các chiến sĩ người Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên) trong quá trình tham gia các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) bị địch bắt giam tại nhà tù Côn Đảo.

           Nội dung và tập sách tuy còn hạn chế, nhưng bằng ngòi bút “nghiệp dư” chân thực của mình các chiến sĩ cộng sản đã mang đến cho người đọc những câu chuyện về người thật, việc thật những tấm gương chiến đấu, hy sinh dũng cảm, kiên cường của các chiến sĩ Tù Côn Đảo người Hải Hưng chúng ta.

           Đọc sống mãi tình Côn Đảo, chúng ta lại càng tự hào về Đảng, về Bác Hồ kính yêu và nhân dân, càng thêm tin yêu những người cộng sản những cán bộ, chiến sĩ và những người con quê hương Hải Hưng đã phấn đấu hy sinh trọn cả đời mình cho cách mạng để đất nước có độc lập tự do.

          Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở địa bàn tỉnh Hải Hưng , một địa bàn chiến lược, cuộc chiến đã diễn ra rất quyết liệt. Trong sự cọ xát đó, người bị bắt của cả hai bên là một quy luật của chiến tranh. Những người con của Hải Hưng bị địch bắt đày đi Côn Đảo, một nhà tù khét tiếng tàn ác. Địch tưởng rằng như vậy đã loại được các chiến sĩ ra ngoài vòng chiến đấu. Nhưng chúng đã lầm, được thấm nhuần sự dạy dỗ của Đảng, của Bác Hồ, những chiến sĩ đã ý thức được vai trò trách nhiệm của người đảng viên cộng sản, của người chiến sĩ cách mạng, của người công dân yêu nước, nên đã tập hợp nhau lại có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà tù Côn Đảo, nêu cao sĩ khí chiến đấu, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh dưới hình thức mới, như một bộ phận của cuộc kháng chiến, trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt. Những sự kiện hoạt động trong nhà tù với phẩm chất cách mạng trong sáng, đấu tranh kiên cường bất khuất, đã chứng minh hùng hồn cho sự thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc của đường lối giáo dục và tổ chức của Đảng ta đối với Đảng viên và tổ chức cách mạng trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc.

           Đọc “Sống mãi tình Côn Đảo” thầy cô và các em sẽ thấy được phần nào trong đó là những tấm gương  yêu thương đùm bọc, nhường cơm sẻ áo, bảo vệ nhau, chia đòn cùng nhau, những tấm gương kiên cường bất khuất, xả thân vì nước vì dân, hy sinh để cứu bạn, bảo vệ tổ chức, những tấm gương dũng cảm trong tổ chức tự giải thoát làm kẻ thù khiếp sợ, khâm phục. Tinh thần tự giác, ý thức kỉ luật, sự bền bỉ khéo léo trước kẻ, sự thông minh sáng tạo làm kẻ thù lúng túng, nao núng.

           Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh! Với mỗi người Việt Nam, ngày 07/4/1954, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng kẻ thù xâm lược, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ: Non sông thu về một mối, Bắc – Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau. Vĩ tuyến 17 ngang dòng sông Bến Hải chỉ còn là di tích lịch sử một thời… Ngày 30/4 là ngày hoà hợp dân tộc, từng gia đình và cả dân tộc sum họp dưới mái nhà Việt Nam, người một nước cùng nhìn về một hướng, cùng chung một con đường… Hoà hợp dân tộc đã hoá giải xung đột, xoá bỏ hận thù, giải phóng nội lực để cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…

          Có trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của chiến thắng 30/4, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hoà bình và sự thống nhất, toàn vẹn Tổ quốc. Vì cuộc sống hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ mà cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến 30 năm. Vì thế, hơn ai hết, người Việt Nam càng quý trọng những ngày tháng hôm nay, càng trân trọng những thành quả có được sau hơn 40 năm đất nước đổi mới trong bối cảnh đất nước hoà bình, xã hội ổn định.

          Những sự kiện này dù đã đi qua nhiều năm, những vẫn còn ý nghĩa nhiều mặt cho cuộc sống ngày nay cũng như mai sau. Hy vọng cuốn sách sẽ để lại trong lòng thầy cô và các em tinh thần yêu nước sâu sắc và lòng tự hào dân tộc.

        

Cuốn 5: “NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM”

 

 

 

Tác giả: Đặng Thùy Trâm

Chỉnh lí: Đặng Kim Trâm

Giới thiệu: Vương Trí Nhàn

Nhà xuất bản: Hội nhà văn

Năm xuất bản: 2017

Khổ sách: 14 x 20,5 cm

 

            Hòa chung với không khí cả nước hân hoan kỉ niệm 45 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2020. Ngày 30 tháng 4 là ngày chiến thắng, ngày cả dân tộc Việt Nam ca khúc khải hoàn. Người Việt Nam, ai từng sống trong những năm tháng chiến tranh, đất nước cắt chia, bom rơi đạn nổ, mong manh giữa sự sống và cái chết, càng thấm thía ý nghĩa của giây phút lá cờ giải phóng tung bay trên dinh Độc Lập, báo hiệu sự cáo chung của chính quyền Sài Gòn và chủ nghĩa thực dân mới xâm lược. Sau 30 năm kháng chiến trường kỳ, hy sinh gian khổ, cái đích mà cả dân tộc phấn đấu hy sinh đã thực sự trở thành hiện thực: Non sông hòa bình, nước nhà thống nhất, nhân dân tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

         Con đường mà cả dân tộc đã đi qua để có ngày 30 tháng 4, nói một cách hình ảnh, là con đường đầy máu và hoa. Niềm vui vỡ òa, nỗi đau lắng đọng. Vì thế, đối với người Việt Nam, ngày 30 tháng 4 còn mang một ý nghĩa đặc biệt cao cả. Đó là ngày hòa giải và hòa hợp dân tộc. Chiến thắng 30 tháng 4 không của riêng ai. Tất cả người dân Việt Nam đều góp phần làm nên chiến thắng. Nỗi đau cũng không của riêng ai. Tất cả người dân Việt Nam, trực tiếp hay gián tiếp đều chịu nỗi đau, hy sinh mất mát khi nước nhà bị chia cắt, Tổ quốc bị xâm lược. Có người ví cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta như một bản anh hùng ca. Mỗi năm, đến ngày 30 tháng 4, mỗi người dân Việt Nam lại thấy mình càng phải xích lại gần nhau hơn, để cùng hàn gắn vết thương chiến tranh, khép lại quá khứ, cùng hướng tới tương lai tốt đẹp của cả dân tộc.. Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, thư viện xin trân trọng gửi đến quý thầy cô cùng tất cả các em cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”- cuốn nhật kí thời chiến của một chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim của rất nhiều độc giả ở mọi lứa tuổi. “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” là cuốn sách do nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập dựa trên hai cuốn nhật ký của Bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Sách do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2017 với độ dày 327 trang được in trên khổ 14 x 20,5 cm .

            Trong mỗi chúng ta ai đã từng đọc qua cuốn sách, chắc hẳn không thể nào quên được những trang nhật ký rực lửa bởi máu và nước mắt của người con gái ấy. Một con người bằng xương, bằng thịt như bao nhiêu con người lại mang trong mình một con tim bất diệt của tình yêu thương và sự căm thù. “Đặng Thùy Trâm” cái tên làm rung động biết bao người dân Việt.

Những dòng suy tư sâu kín của một người con gái chứa đựng bao nỗi niềm, trăn trở của cuộc sống thường ngày.

            Bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26/11/1942 trong một gia đình tri thức Hà Nội. Năm 1966 tốt nghiệp trường Y khoa Hà Nội. Rồi tham gia Quân đội với tư cách là Bác sĩ quân y được điều đến công tác ở Đức Phổ - chiến trường Quảng Ngãi trong chiến tranh Việt Nam. Bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm ra đi mãi mãi, để lại cho đời 2 tập nhật ký còn lại viết từ ngày 8/4/1968 . 

           Cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm nếu theo người quá cố thì sẽ trở thành tro bụi, nhưng người đã từ giã trần gian mà vật còn ở lại không phải tại quê nhà, mà đã vượt hàng nghìn hải lý sống tại nước Mỹ và cũng chính tay người lính Mỹ đã từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam trước lưu giữ. Một điều chúng ta không ngờ được đó là một kẻ thù không đội trời chung lại cất giữ vật lưu niệm của một người chiến sĩ Cộng sản, chưa một lần quen biết trong thời kỳ chống Mỹ tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Đây là kỷ vật duy nhất của đứa con thân yêu đã thật sự trở về với gia đình trong niềm xúc động, bồi hồi khó tả từ những người thân của chị Đặng Thùy Trâm. Thật đáng buồn và tiếc nuối khi vật ở đây mà người đã vĩnh viễn ra đi của những năm chiến trường đầy ác liệt nhất. Tuy nhiên hai cuốn nhật ký vẫn còn để lại tiếng vang trong và ngoài nước đối với một bác sĩ trẻ tuổi đáng được trân trọng và tôn vinh.

          Cuốn nhật ký đã viết: Cuộc sống buồn vui của một thiếu nữ trẻ trên chiến trường miền Nam ác liệt với một tâm trạng của đứa con xa nhà ghi nhận những niềm tin, những thất vọng cùng những trăn trở trong cuộc sống và cuộc chiến, ghi nhận về những người bạn thân tình nhắc nhở nhau hãy yêu thương một cách chân thành, hãy chia sẽ và giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, có khi chị lại ghi nhận những ngày làm việc vất vả cật lực không được nghỉ ngơi, một mình chị vừa là bác sĩ, vừa là y tá, vừa là hộ lý thế mà vẫn thấy vui với công việc chuyên môn của mình và thật hạnh phúc khi được bệnh nhân nhận xét về tinh thần và trách nhiệm cao của một bác sĩ dù mới ra trường chỉ hai năm. Lại có trang ghi những nổi buồn mà khi đọc ta cũng cảm nhận được nổi buồn của chị ở trong chúng ta
         Chị đã ghi lại tất cả với tấm lòng yêu thương của chị trong những ngày nặng nề vẫn trôi qua với bệnh nhân, công việc nhất là trong những cuộc chạy càng quy mô, toàn bệnh xá di chuyển vất vả vô cùng. Chị xót thương cho những anh thương binh mồ hôi còn lấm tấm trên những gương mặt hãy còn xanh xao, đã ráng từng bước lết qua đèo rồi lại lên dốc ... Chị lại ghi lại những lần trò chuyện với đồng đội: Có lần ngồi nói chuyện với San và cãi nhau về chuyện nếu phải chết thì ai nên chết. Mình nhường cho San sống bởi vì đời San chưa hề hưởng sung sướng và bởi vì San là đứa con duy nhất của một bà mẹ góa  ở vậy nuôi con. Người nữ bác sĩ đó không chỉ phải thiên viết về công việc chuyên môn của riêng mình hoặc chiến đấu ... Sau những cơn mưa rào của núi rừng gợi cho chị nổi nhớ về miền Bắc dấy lên vô tận, chị nhớ những hàng cây bên đường phố, nhớ căn phòng, nhớ tiếng cười râm ran buổi sáng của bố mẹ, của các em và nhớ rất nhiều kỉ niệm buồn vui của buổi chia tay  cũng như những lúc còn đoàn tụ bên người thân ... Chị còn ghi nhận cái ngày được đứng vào hàng ngũ của Đảng, sau thời gian phấn đấu để được trở thành người cộng sản chân chính, chị rất chạnh lòng đau xót trong khi làm lễ mặc niệm cho những chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, của Tổ Quốc

            Chị đau với nổi đau đồng đội khi những ca giải phẫu thiếu phương tiện, phải đối mặt với tử thần ... chị không biết chia sẽ thế nào khi muốn chữa cho đồng đội, đồng chí ...Chị cũng đã từng yêu và cũng chia tay khi thấy tình yêu không phù hợp, nhưng chị vẫn tôn trọng và cất giữ , vẫn nhớ, vẫn yêu mỗi khi trái tim khơi động...Đêm giao thừa không ngũ được chị ghi lại bốn năm xa nhớ, xa Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Rùa vẫn lung linh ánh điện nhưng chị vẫn biết Hà Nội có niềm vui không trọn vẹn, trái tim còn một nữa rớm máu thì làm sao vui cho đành. Chị cũng đã từng đào huyệt chôn đồng đội của mình, những nhát cuốc bổ xuống làm bóc lửa căm hờn trong lòng chị, chị đã không cầm nước mắt khi khỏa đất lấp lên đồng đội...

            Nhật ký chấm dứt ngày 20.6.1970 hai ngày sau 22.6.1970 chị đã hy sinh. Cuộc chiến tranh thật khốc liệt, sự hy sinh diễn ra từng ngày, từng giờ chị đã hòa lẫn trong muôn ngàn người đã lặng lẽ hy sinh vì Tổ Quốc, điều đáng tôn vinh hơn là chị đã hy sinh trong tư thế đối đầu với giặc. Một vết đạn sâu đã ghim ngay giữa trán chị và một điều đáng tự hào nữa trước lúc chết chị đã hô to khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm! Đả đảo đế quốc Mỹ”.

            Gấp cuốn nhật kí lại trong lòng lại mở ra bao cảm giác miên man khó tả, trào dâng nỗi xúc động vô bờ. Một người con gái mới 27 tuổi, một người con gái mộng mơ, thích hát, một người con gái tưởng chừng như yếu đuối ấy lại được nung rèn nên từ ngọn lửa của dân tộc. Người con gái mang trong tim mình một

nghị lực phi thường để suốt đời tận tâm với Tổ Quốc, hiến dâng cả cuộc đời mình cho đất nước. Chị từng nói: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Chị đã ra đi nhưng chị vẫn tự hào vì chị đã hiến dâng cả sức lực, cuộc đời cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

            Dòng thời gian cứ trôi đi, mỗi con người chỉ xuất hiện một lần trong cuộc đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Do đó chúng ta phải biết tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời mỗi người để sống hết mình cho những lí tưởng cao đẹp, để không phải nuối tiếc và ân hận khi thời gian trôi qua, không phải nuối tiếc vì những năm tháng sống hoài, sống phí. “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.

         Kính thưa các thầy cô giáo!

         Thưa toàn thể các em học sinh thân mến!

         Có những mất mát, đau thương không bao giờ vơi được, cũng như có những điều sẽ sống mãi cùng nhân loại sẽ ẩn hiện trong tận đáy sâu tâm hồn của chúng ta. “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” đã rực cháy, đang rực cháy và mãi mãi sẽ rực cháy đến sau này. Và giờ đây hãy để cho ngọn lửa ấy cháy mãi và chị sẽ hóa thành bất tử từ trong cái chết. Lồng ngực thanh xuân của chị đầy ắp hoài bão, ước mơ về hạnh phúc, không loại trừ cả ẩn khúc và nỗi đau. Chị đã trở thành “bông hoa bất tử” mà hương sắc đã tan vào lòng đất mẹ để đem lại ngày mai tươi đẹp cho tổ quốc.

         Trên đây là cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” có trong thư viện nhà trường với số đăng kí cá biệt STKC-01785-01786 mà thư viện muốn giới thiệu tới thầy cô và các em. Hy vọng thầy cô và các em sẽ tìm đọc sách, yêu thích và ngày càng đam mê đọc sách.  

 

Cuốn 6: “BÃO LỬA CẦU VỒNG”

 

 

Sưu tầm và giới thiệu: Đặng Vương Hưng

Nhà xuất bản: Công an nhân dân

Năm xuất bản: 2006

Khổ sách: 16 x 21cm

Giá bìa: 37.500đ

 

 

           45 năm chiến đấu và xây dựng, chiến thắng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phấn đấu liên tục, không ngừng giữ vững, nêu cao và phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng cách mạng, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và truyền thống vẻ vang của quân đội, xứng đáng với danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ". Chiến công nối tiếp chiến công - tạo nên trang sử oanh liệt của "Bộ đội Cụ Hồ"

         Trong không khí cả nước đang tưng bừng kỉ niệm 45 năm ngày thành lập giải phóng hoàn toàn Miên Nam thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2020, hòa trong không khí đó hôm nay thư viện xin trân trọng giới thiệu tới thầy, cô và toàn thể các em cuốn sách “Bão lửa cầu vồng”. cuốn sách nằm trong tủ sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” nhật ký của Nguyễn Văn Thân. Sách do nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2006 với khổ là 16x21 cm.

           Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh yêu quý!

         Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai đã từng được nghe đến những trang nhật ký chiến tranh nổi tiếng của một anh lính sinh viên Nguyễn Văn Thạc trong “Mãi mãi tuổi hai mươi”, của một nữ Bác sĩ anh hùng trong “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” của họa sĩ trẻ Hoàng Thượng Lân với “Tài hoa ra trận”…Giờ đây tủ sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” lại có thêm những trang ghi chép đầy khói lửa đạn bom của một chiến sĩ pháo binh, xuất thân từ nghề thợ mộc…

          Tác giả cuốn sách này – cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Văn Thân, hiện không còn nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi năm 2001, sau những năm tháng gian khổ ác liệt tại chiến trường cùng bao lo toan vất vả của cuộc sống đời thường. Mong muốn cuối cùng của ông trước khi đi xa là những trang ghi chép nhật ký chiến trường của ông được xuất bản thành sách. Và mong muốn cuối cùng của ông đã được vợ và 4 người con trai của ông thực hiện, để hôm nay trong buổi giới thiệu này thư viện được giới thiệu tới thầy cô và các em cuốn sách “Bão lửa cầu vồng” chính là nhật ký những năm tháng ở chiến trường của Nguyễn Văn Thân.

        Đi sâu vào cuốn sách thầy cô và các em sẽ được tìm hiểu đầy đủ cặn kẽ về quá trình sống, chiến đấu… của tác giả qua từng phần của trang nhật ký từ ngày 16/11/1966 đến ngày 28/4/1970

       Phần thứ nhất: Đường ra trận mùa này đẹp lắm “Đường đi vẫn rộng thênh thang, tưởng vô tận như tấm lòng người dân yêu nước vô bờ bến, qua sông Mã, sông bưởi rồi sông Chu-những dòng nước mát tươi xanh của tổ quốc, tôi yêu nhất là những cánh đồng bát ngát vang rộn tiếng hò xứ Nghệ…”

         Phần thứ hai: Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây “Mưa, cái cảnh mưa trong rừng lộp độp, rào rào tưởng như ném sỏi vào từng tàu lá, khiến người chiến sĩ đạp đất đội trời ướt đi ướt lại. Mưa khiến cho lính ta mỗi bữa thiếu bát cơm ăn, vẫn mưa mưa rơi suốt trong đêm đông trường trở thành khắc khoỏa. Anh bạn tôi ơi, sao mà không yên giấc? anh nghĩ gì trong đêm khi mỗi đợt mưa tuôn? Gia đình, cha mẹ, vợ con ư? Hay lúc này anh bạn trẻ lkia đang nhớ người yêu?”

          Phần thứ 3: Những người lính “Chân đồng vai sắt”

          Phần thứ tư: Ngày ăn cơm Bắc đêm đánh giặc Nam

          Phần thứ năm: Những trận bảo lửa trút xuống đầu thù

          Phần thứ sáu: Sông Bến Hải đầy máu và nước mắt

          Phần thứ bảy: Khi sự sống và cái chết cận kề

          Phần thứ tám: Mẹ ơi! Quê hương ơi! Nếu con không trở về

          Phần thứ chín: Lại một cái tết ở chiến trường

          Phần thứ mười: “Thơi gian trong cách trở đốt cháy lủa tình yêu”

         Phần thứ mười một: Trận đánh cuối cùng và ước mơ còn dang dở

       Và để hiểu sâu sắc hơn nữa cuốn sách kính mời thầy, cô và các em cùng tìm đọc tại thư viện với số đăng ký cá biệt STKC-00954.

 

Cuốn 7: “CUỐI TRỜI MÂY TRẮNG BAY”

 

Biên soạn và giới thiệu: Đặng Vương Hưng

Nhà xuất bản: Công an nhân dân

Năm xuất bản: 2006

Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm

Giá bìa: 45.000đ

             Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!

          Nhân lễ kỷ niệm 45 giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2020, Thư viện trường tiểu học Tân Hồng trân trọng giới thiệu đến toàn thể thầy cô giáo và các em học sinh cuốn nhật kí viết về những tấm gương anh hùng xả thân vì đất nước khi tuổi đời vừa mới 18 đôi mươi.

           Hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt rất dễ làm con người nản lòng. Nhưng ở một nơi nào đó trên đất nước ta, nhiều người đã ý thức được vai trò của mình. Họ đã lên đường đi đánh giặc theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, mặc dù vẫn biết rằng con đường phía trước còn lắm gian lao vất vả và còn lắm đau thương.Còn dài quá hỡi con đường cách mạng! Từng ngày, từng giờ trôi qua, biết bao con người đã anh dũng hi sinh mang theo bao niềm hy vọng và ước mơ cao cả chưa thực hiện được. Thật đau xót khi chúng ta nhìn họ ngã xuống mà không làm gì được.

         Đối với những người như chúng ta, được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước đã hòa bình. Chúng ta biết rằng, để có ngày độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ biết bao sương máu, biết bao người đã âm thầm cống hiến và hi sinh. Những ngày tháng khốc liệt của chiến tranh, những trận càn đẫm máu của đế quốc Mĩ đã khiến bao gia đình tan nát, bao cảnh chia lìa thật xót xa. Trong những ngày đen tối ấy, vẫn sáng lên tinh thần cách mạng, tình đồng đội, tình đồng chí; lòng căm thù  giặc sâu sắc của những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam…

          Trong cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, Quảng Trị là mảnh đất ghi lại nhiều chiến công vang dội của quân và dân ta. Gắn liền với những chiến công vang dội ấy là tên tuổi của biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng này. Máu thịt của các anh đã bám vào sông núi. Linh hồn của các anh đã hóa thành mây trắng bay mãi trên vầng trời quê hương. Trong muôn vàn những linh hồn bất tử ấy có Trần Danh Hải, Phạm Phòng Ngự, Nguyễn Thanh....Họ đã ra trận khi tuổi đời còn rất trẻ và các anh đã vĩnh viễn ra đi ở lứa tuổi 20. Trong mùa hè "đỏ lửa" năm 1972.

          Tất cả đều được ghi lại trong tủ sách "Mãi mãi tuổi hai mươi", tựa đề "Cuối trời mây trắng bay" do Đặng Vương Hưng sưu tầm và biên soạn được nhà xuất bản CAND in năm 2006.

          Cuốn sách gồm 362 trang, sau khi xuất bản đã được đông đảo độc giả khắp nơi háo hức đón nhận.

          Nội dung của quyển sách gồm 3 phần:

           + Phần thứ nhất: Nhật kí liệt sĩ Trần Danh Hải và một số lưu bút của bạn bè viết cho liệt sĩ Trần Danh Hải.

            +Phần thứ hai: Nhật kí liệt sĩ Phạm Phòng Ngự và một số lá thư của liệt sĩ Phạm Phòng Ngự .

            +Phần thứ ba: Nhật kí liệt sĩ Nguyễn Thanh và một số lá thư viết cho gia đình của liệt sĩ Nguyễn Thanh

            Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!

           Đến với tủ sách"Mãi mãi tuổi hai mươi"  với cuốn sách "Cuối trời mây trắng bay" sẽ giúp thầy cô và các em hiểu rõ hơn về những người thanh niên thế hệ trước, những con người đã thầm lặng hy sinh vì tổ quốc, những con người đã làm nên lịch sử, những con người ở một thời mà đến được với mọi thời và họ là những người "đã hóa thân thành mây trắng".

           Để hôm nay chúng ta được sống trong một đất  nước hòa bình, độc lập, tự do. Nền độc lập tự do được đánh đổi bởi  không ít máu xương của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy thế hệ trẻ của chúng ta hôm nay phải biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có và luôn phấn đấu để góp một phần nhỏ công sức của mình vào xây dựng đất nước để tỏ lòng biết ơn các thế hệ đi trước, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc mình.

 

 

Cuốn 8: “TÔI LÀ NGƯỜI MAY MẮN”

 

 

Biên soạn và giới thiệu: Đặng Vương Hưng

Nhà xuất bản: Công an nhân dân

Năm xuất bản: 2006

Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm

Giá bìa: 50.000đ

             Ngày 30 tháng 4 là ngày chiến thắng, ngày cả dân tộc Việt Nam ca khúc khải hoàn. Người Việt Nam, ai từng sống trong những năm tháng chiến tranh, đất nước cắt chia, bom rơi đạn nổ, mong manh giữa sự sống và cái chết, càng thấm thía ý nghĩa của giây phút lá cờ giải phóng tung bay trên dinh Độc Lập, báo hiệu sự chấm dứt chính quyền Sài Gòn và chủ nghĩa thực dân mới xâm lược. Sau 30 năm kháng chiến trường kỳ, hy sinh gian khổ, cái đích mà cả dân tộc phấn đấu hy sinh đã thực sự trở thành hiện thực: Non sông hòa bình, nước nhà thống nhất, nhân dân tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

          Và trong những ngày tháng 4 lịch sử này, trong không khí cả nước đang tưng bừng kỉ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2015, thư viện trân trọng giới thiệu tới thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách mang tên “Tôi là người may mắn” nhật ký của Đặng Hồng Nhật. Sách nằm trong bộ sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” do tác giả Đặng Vương Hưng sưu tầm và biên soạn với 398  trang, khổ là 14.5 x 20.5 cm. Sách do nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2006 với giá bìa là 50.000 đồng.

        Nội dung của cuốn sách gồm 8 phần với phần mở đầu tác giả đã viết “Tôi là người may mắn khi trở về”. Đúng vậy! thật may mắn khi tác giả của tập nhật ký Vũ Hồng Nhật được trở về sau chiến tranh, bởi trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt bom đạn đâu có chừa một ai.

        Phần 1: Những ngày đầu trong quân ngũ

        Phần 2: Tham gia chống lụt năm 1971

        Phần 3: Những trang viết trên đất nước Lào

        Phần 4: Những ngày ác liệt tại Sảm Thông – Long Cheng

        Phần 5: Hành quân về tổ quốc và vào chiến trường B

        Phần 6: Vượt qua sông Bến Hải là Quảng Trị anh hùng

        Phần 7: Chốt giữ và chống địch lán chiếm vùng giải phóng

         Phần 8: Những ngày củng cố huấn luyện để chuẩn bị giải phóng miền Nam.

         Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!

        Con đường mà cả dân tộc đã đi qua để có ngày 30 tháng 4, nói một cách hình ảnh, là con đường đầy máu và hoa. Niềm vui vỡ òa, nỗi đau lắng đọng. Chiến thắng 30 tháng 4 không của riêng ai. Tất cả người dân Việt Nam đều góp phần làm nên chiến thắng. Nỗi đau cũng không của riêng ai. Tất cả người dân Việt Nam, trực tiếp hay gián tiếp đều chịu nỗi đau, hy sinh mất mát khi nước nhà bị chia cắt, Tổ quốc bị xâm lược. Mỗi năm, đến ngày 30 tháng 4, mỗi người dân Việt Nam lại thấy mình càng phải xích lại gần nhau hơn để cùng hàn gắn vết thương chiến tranh, khép lại quá khứ, cùng hướng tới tương lai tốt đẹp. Cuốn sách "Tôi là người may mắn" sẽ giúp thầy cô và các em hiểu rõ hơn về những người thanh niên thế hệ trước, những con người đã thầm lặng hy sinh vì tổ quốc, những con người đã làm nên lịch sử, Cuốn sách thực sự là một tài liệu quý cho tất cả chúng ta. Sách hiện có tại thư viện, rất hân hạnh được phục vụ thầy cô và các em.

            Bài giới thiệu sách xin khép lại ở đây. Cuối cùng để tìm đọc những cuốn sách vô cùng ý nghĩa này thầy cô và các em có thể tìm đọc trên các trang sách điện tử, internet…và cùng tìm đọc tại thư viện nhà tường khi học cả thầy và trò cùng quay trở lại trường học. Cùng đọc sách qua internet là chúng ta đã góp phần nâng cao văn hóa đọc, góp phần cùng cả nước chống lại đại dịch Covid-19. Góp phần làm cho cuộc sống của mỗi chúng ta thêm tươi đẹp hơn.

             Xin chân thành cảm ơn!

                         Tân Hồng, ngày 15 tháng 4 năm 2020

                       CÁN BỘ THƯ VIỆN

 

 

 

            Dương Thị Hiền


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chiều ngày 19 tháng 01 năm 2024, Trường Tiểu học Tân Hồng tổ chức chuyên đề cấp huyện: Xây dựng Tiết học hạnh phúc thông qua hoạt động Đọc mở rộng môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình GDPT 201 ... Cập nhật lúc : 22 giờ 57 phút - Ngày 20 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỒNG TỔ CHỨC VIẾNG NGHĨA TRANG LIỆT SĨ. Hướng tới kỉ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), ngày 22 tháng 12 năm 2023, ... Cập nhật lúc : 23 giờ 59 phút - Ngày 24 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Sau những ngày thi đấu, tranh tài giữa ở các nội dung: cờ vua cấp trường, bóng đá cấp huyện. Sáng ngày 18/12/2023, liên đội trường Tiểu học Tân Hồng đã tổ chức trao thưởng cho các em học s ... Cập nhật lúc : 10 giờ 14 phút - Ngày 18 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỒNG TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982-20/11/2023) Hòa chung không khí cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng 20/11/2023, Trường ... Cập nhật lúc : 21 giờ 8 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HỒNG TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 – 20/11/2023) Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2 ... Cập nhật lúc : 20 giờ 36 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện công văn hướng dẫn của Liên đoàn Lao động huyện Bình Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Giang về việc hướng dẫn tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động. Thực hiện kế ho ... Cập nhật lúc : 20 giờ 16 phút - Ngày 13 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện hướng dẫn của Hội đồng Đội huyện, sự quan tâm, chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường. xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh về tư tưởng chính trị, tổ chức và hành ... Cập nhật lúc : 20 giờ 53 phút - Ngày 26 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 5/9/2023, hòa chung không khí chào mừng kỉ niệm 78 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh mùng 2/9, trường Tiểu học Tân Hồng long trọng tổ chức buổi Lễ Khai giảng năm học 2023 - 2024. ... Cập nhật lúc : 1 giờ 31 phút - Ngày 7 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch số 22/KH-PGD ĐT ngày 14/7/2023 về Hướng dẫn thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học năm học 2023-2024 và trong hè 2024 và ... Cập nhật lúc : 8 giờ 23 phút - Ngày 18 tháng 8 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Chương trình công tác xây dựng Đảng năm 2023, sáng ngày 25/5/2023, được sự đồng ý của Đảng bộ xã Tân Hồng, Chi bộ số 9 trường Tiểu học Tân Hồng đã tổ chức lễ kết nạp đảng viên đối ... Cập nhật lúc : 15 giờ 38 phút - Ngày 26 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
123456789101112131415
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Phản hồi từ giáo viên - Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT
Hướng dẫn viết Sáng kiến 2016-2017
Nghị định 103/2015/CP về Ưu tiên xét tuyển ngành Công an
NGHỊ ĐỊNH 66/2013/CP QUY ĐỊNH MỨC LƯƠNG CƠ SỞ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Công văn 1988/BGDĐT-KTKĐCLGD hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư Liên tịch về tinh giản biên chế
Thông tư 43/2012/TT-BGD&ĐT quy định Điều lệ thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi
Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ
Đề KTĐK giữa học kỳ I môn toán lớp 5 năm học 2013-2014
Đề KTĐK giữa học kỳ I môn toán lớp 4 năm học 2013-2014
Đề KTĐK giữa học kỳ I môn toán lớp 3 năm học 2013-2014
Đề KTĐK giữa học kỳ I môn toán lớp 2 năm học 2013-2014
Đề KTĐK giữa học kỳ I môn toán lớp 2
Đề KTĐK giữa học kỳ I môn toán lớp 1
Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT
1234567
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thông báo về việc tổ chức dạy học 1 buổi/ ngày
Thông báo về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày
Kế hoạch thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2021-2022 (Trường Tiểu học Tân Hồng)
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 (Trường Tiểu học Tân Hồng)
Thông báo về việc học sinh đi học trở lại từ ngày 20/9/2021
Thông báo về việc đi học trở lại đối với một số khối lớp từ ngày 15/9/2021
Thông báo vv cho học sinh đi học trở lại và phòng chống dịch Covid-19 trong nhà trường
Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19
Kế hoạch phòng chống dich Covid-19
Trường Tiểu học Tân Hồng - Kế hoạch dạy học online
Thông báo về việc dạy hoc trực tuyến
Chuyên đề Tiếng việt - Phần vần. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018
Thông tư 28/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kế hoạch xét thăng hạng Giáo viên năm 2020
Công văn triển khai xét thăng hạng từ hạng từ hạng IV lên hạng III
12345